Methyl Methacrylate Crosspolymer
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Methyl Methacrylate Crosspolymer là một loại polymer xốp được hình thành khi chất đồng trùng hợp của Metyl Metacrylat (một este hữu cơ) liên kết chéo với Glycol Dimethacrylat.

Nhờ có kích thước phân tử rất nhỏ mà Methyl Methacrylate Crosspolymer có khả năng giúp cho sản phẩm có kết cấu mướt mịn, giúp da được căng bóng. Bên cạnh đó, Methyl Methacrylate Crosspolymer còn có thể phân tán ánh sáng, từ đó làm mờ các nếp nhăn nông cũng như hút dầu thừa. Da nhờ công dụng này của Methyl Methacrylate Crosspolymer mà được mịn lỳ hơn.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Stearic Acid là gì?
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.

Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Điều chế sản xuất
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Cơ chế hoạt động
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Lâu nay, chị em phụ nữ vẫn quen thuộc với những thành phần có khả năng giữ ẩm hiệu quả trong các sản phẩm chăm sóc da, điển hình như HA (Hyaluronic Acid), Squalene, Glycerine, hay như chất Saccharide Isomerate (SI) trong bài viết này vốn được đánh giá là chất siêu giữ ẩm.
Saccharide Isomerate là thành phần thay thế được các carbohydrate tự nhiên bị mất. Nước khi được bổ sung vào da sẽ hút dính vào các carbohydrate này nên không bị thoát ra ngoài. Saccharide Isomerate đóng vai trò là chất làm mềm, giúp giữ nước cho da.

Bên cạnh đó, thành phần này còn có khả năng liên kết chặt chẽ cùng các protein trong da nên nó sẽ lưu lại trên da lâu hơn các chất làm mềm thông thường khác.
Saccharide Isomerate là một thành phần có nguồn gốc thực vật, dưỡng ẩm sâu đến 72h. Sử dụng chất này thời gian dài sẽ giúp mang lại tác dụng kích thích các protein filaggrin, loricrin, hyaluronan phát triển, gia tăng khả năng bảo vệ và giúp da khoẻ mạnh hơn.
Sodium hydroxide là gì?
Sodium hydroxide là một hợp chất vô cơ, có tên gọi khác là Natri hydroxide, xút ăn da, kiềm ăn da, Natri hydrat, dung dịch kiềm, soda ăn mòn, soda kiềm. Công thức hóa học của chất này là NaOH.

Ở nhiệt độ phòng, Sodium hydroxide là chất rắn không mùi kết tinh màu trắng có khả năng hút ẩm từ không khí. Khi hòa tan trong nước hoặc trung hòa bằng acid, Sodium hydroxide giải phóng một lượng nhiệt đáng kể, có thể đủ để đốt cháy các vật liệu dễ cháy. Đây là chất có tính ăn mòn cao.
Điều chế sản xuất
Dây chuyền điều chế Sodium hydroxide dựa trên phản ứng điện phân nước muối. Trong quá trình này, muối NaCl sẽ được điện phân thành Clo nguyên tố, dung dịch Sodium hydroxide và hidro nguyên tố.
Cơ chế hoạt động
Do tính kiềm ở mức độ cao, Sodium hydroxide trong dung dịch nước trực tiếp gây ra sự phá vỡ liên kết trong protein (đặc biệt là cầu nối disulfua). Tóc và móng tay bị phân hủy sau 20 giờ tiếp xúc trực tiếp với Sodium hydroxide ở các giá trị pH cao hơn 9,2.
Sodium hydroxide có tác dụng làm rụng lông đã được báo cáo sau khi vô tình tiếp xúc với các dung dịch tại nơi làm việc. Việc phá vỡ các liên kết trong protein có thể dẫn đến hoại tử nghiêm trọng tại vị trí ứng dụng. Mức độ ăn mòn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với mô và nồng độ Sodium hydroxide.
Pumice là gì?
Pumice là một loại đá tự nhiên được hình thành trong quá trình phun trào của núi lửa. Sau khi nham thạnh từ lòng đất phun lên, gặp không khí chúng sẽ nhanh chóng đông lại thành những lớp đá và chứa bên trong chúng là rất nhiều bọt khí. Vì lẽ đó mà chúng còn được gọi là đá bọt núi lửa pumice.

Silicate là thành phần chủ yếu của pumice, chiếm tỷ lệ trên 70%. Các hợp chất còn lại bao gồm Al2O3, Fe2O3, FeO,... đều là những chất thích hợp để trồng trọt hữu cơ.
Đá bọt pumice có đặc tính bở, dễ dàng được nghiền nát và tinh chế mà không làm mất đi công dụng của nó. Dù ở cấp độ nào thì đá bọt cũng vẫn mài mòn, thấm hút, không nén chặt, nhẹ. Đặc điểm quan trọng này của đá bọt pumice rất phù hợp để được đưa vào sản xuất mỹ phẩm.
Nhờ có màu trắng tự nhiên (độ sáng 84 trên thang GE) và độ tinh khiết tự nhiên cao mà đá bọt pumice an toàn và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Pumice được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết.
Điều chế sản xuất Pumice
So với những phương pháp khai thác khác, quá trình khai thác đá bọt được đánh giá là thân thiện với môi trường vì đá mác ma được lắng đọng trên bề mặt trái đất ở dạng tập hợp rời. Người ta dùng phương pháp lộ thiên để khai thác loại vật liệu này. Loại bỏ đất bằng máy móc để tìm ra loại đá bọt có chất lượng tinh khiết hơn.

Quá trình khai thác đá bọt không cần nổ mìn vì vật liệu này không kết dính, chỉ cần dùng máy móc đơn giản (máy ủi và xẻng điện) là được. Đá bọt có nhiều kích thước khác nhau, mỗi dạng kích thước đều cần thiết cho các mục đích sử dụng cụ thể. Sử dụng máy nghiền để đạt được các loại đá bọt mong muốn khác nhau, từ cục, thô, trung bình, mịn và siêu mịn.
Sepimax zen là gì?
Sepimax zen là một polyme liên kết có khả năng chống chất điện giải tuyệt vời. Sepimax zen có dạng bột làm dày, ổn định và tạo kết cấu. Nó có thể tạo ra gel nước trong suốt với cảm giác phong phú và thanh lịch mang đến cảm giác mượt mà như nhung. Sepimax zen là polymer hoàn hảo để xây dựng “khung” của các công thức và giải quyết thách thức của các thành phần hoạt tính gây căng thẳng và khó khăn. Nó tạo thành gel trong suốt với cảm giác mượt mà, phong phú và thanh lịch. Nó rất linh hoạt và có thể được sử dụng trong cả các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da, cũng như được sử dụng để tạo công thức nước rửa tay. Không quan tâm bởi vi nhựa.
Đặc tính của Sepimax zen: Dạng sử dụng là bột đã được trung hòa trước, Khả năng chống chất điện giải cao. Phạm vi PH cao từ 2 đến 8. Nó có độ bền cực cao với chất điện phân lên đến 10%, nó tạo thành gel trong nước. Sepimax zen có thể tương thích với ethanol và các dung môi khác, chất hoạt động bề mặt, AHA, axit salicylic, kẽm pyrithione, bộ lọc nắng và kem chống nắng, sắc tố, v.v.
Kết cấu của Sepimax zen
Điều chế sản xuất Sepimax zen
Được sản xuất bằng cách sử dụng một cải tiến đột phá được cấp bằng sáng chế bởi SEPPIC. Polymer ở dạng nhũ tương bán bền W/O đã được tiền trung hòa nên quy trình sản xuất đơn giản, đối với polymer dạng lỏng có thể cho vào hệ ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình sản xuất (trước, trong, sau quá trình nhũ hóa).
Cơ chế hoạt động
Nó được thiết kế để xử lý tới 10% muối trong gel nước và không yêu cầu trung hòa. Nó hoạt động hiệp đồng với rượu béo để tăng độ nhớt đáng kể trong nhũ tương.
Retinol là gì?
Là một dẫn xuất của vitamin A nên retinol được xem là hoạt chất mỹ phẩm và có mặt trong các sản phẩm chăm sóc da dạng không kê toa.
Retinol hoạt động giống như một thành phần liên kết tế bào, trung hòa các gốc tự do phía trong da. Có nghĩa là nó sẽ tác động đến các tế bào khác của làn da, thẩm thấu vào da và tăng quá trình tái sinh tế bào, kích thích sản sinh collagen cũng như hỗ trợ trị mụn và kháng khuẩn, từ đó mang lại một làn da tươi trẻ.
Ngoài việc bảo vệ, giữ gìn, retinol còn giúp kích thích cơ thể sản sinh thêm nhiều collagen mới. Nhờ vậy, nếu kiên trì sử dụng hoạt chất này, bạn sẽ thấy các nếp nhăn, rãnh cười, vết chân chim được giảm đi, ngăn ngừa nếp nhăn mới hình thành. Da đầy đủ độ ẩm, các đốm nâu dần biến mất, sắc tố da cải thiện rõ rệt.
Để retinol phát huy công năng tốt, bạn cần sử dụng chúng liên tục, thường xuyên. Bạn có thể dùng retinol trị mụn để điều trị các vấn đề về mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn bọc, nếp nhăn nông hoặc mới trên bề mặt da. Nếu cần giải quyết cái nếp nhăn sâu hơn, bạn cần tìm gặp bác sĩ để có một phương pháp tốt hơn.

Điều chế sản xuất retinol
Trong thành phần hóa học của retinol chứa gốc OH, nghĩa là gốc rượu. Khi bạn bôi lên da, rượu sẽ được oxy hóa thành Andehit và sau đó Andehit được oxy hóa thành acid. Acid tác dụng lên da và lớp biểu bì dưới da, giúp các tế bào cũ bong tróc, thúc đẩy da tái tạo tế bào da mới.
Ngoài ra, retinol tồn tại dưới dạng chất bổ sung và được sử dụng để chống hoặc ngăn ngừa thiếu vitamin A. Retinol còn nằm trong danh mục những loại thuốc thiết yếu của Tổ chức y tế Thế giới. Điều này chứng minh rằng, retinol là một loại chất hiệu quả và an toàn cho con người.
Cơ chế hoạt động của retinol
Retinol là một loại retinoid, được làm từ vitamin A. Thay vì loại bỏ tế bào da chết như nhiều sản phẩm chống lão hóa và trị mụn khác, các phân tử nhỏ tạo nên retinol sẽ đi sâu dưới lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) đến lớp hạ bì của da bạn.
Khi vào trong lớp giữa của da, retinol có tác dụng trung hòa các gốc tự do để thúc đẩy sản xuất elastin và collagen. Điều này tạo ra hiệu ứng “làm đầy đặn” giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, retinol có tác dụng tẩy tế bào chết trên bề mặt da, qua đó có thể cải thiện thêm kết cấu và tông màu của da.
Retinol cũng có thể giúp điều trị mụn trứng cá nặng, cũng như sẹo do mụn trứng cá gây ra. Nó giúp giữ cho lỗ chân lông của bạn không bị tắc nghẽn bằng cách tạo ra các chất phân giải mụn để ngăn ngừa sự hình thành mụn hoặc mụn bọc. Đối với tình trạng mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với retinol nhằm điều trị giúp đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ rằng có thể mất đến sáu tuần để bạn thấy những cải thiện về tình trạng mụn.
Cuối cùng, retinol đã được chứng minh là có thể cân bằng mức độ hydrat hóa cho da. Tác dụng loại bỏ các tế bào da chết, có thể dẫn đến mất độ ẩm của da. Điều này thậm chí có thể có lợi cho những ai có da nhờn, bởi giúp kiểm soát sự sản xuất dư thừa của bã nhờn trong lỗ chân lông.
Lactobacillus là gì?
Men vi sinh (Probiotic) hay còn gọi là lợi khuẩn, là những vi sinh vật (vi khuẩn hoặc nấm men) ở trong cơ thể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu tồn tại với số lượng hợp lý. Chúng cũng là một phần của hệ miễn dịch. Có hai loại lợi khuẩn phố biến là Bifidobacteria và Lactobacillus.

Vi khuẩn Lactobacillus thường xuất hiện ở trong hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và hệ sinh dục của cơ thể người. Ngoài ra, chúng còn được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men như sữa chua, các loại dưa chua, nấm sữa, ô-liu, một số loại đậu, hạt lên men hay một số các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Lactobacillus tạo ra Lactase, Enzyme giúp phân giải Lactose. Những vi khuẩn này cũng tạo ra Acid lactic giúp kiểm soát quần thể vi khuẩn có hại.
Mỹ phẩm chứa lợi khuẩn có ba loại gồm: Mỹ phẩm với vi khuẩn “sống”, mỹ phẩm với vi khuẩn “ngừng hoạt động” và mỹ phẩm lên men.
Điều chế sản xuất Lactobacillus
Chế phẩm Lacidophilus được điều chế từ môi trường nuôi cấy đậm đặc, làm khô, có khả năng sống và phát triển khi uống hoặc được điều chế từ xác vi khuẩn bị giết chết bằng nhiệt. Sữa chua là một nguồn phổ biến cung cấp vi sinh tạo Acid lactic.
Cơ chế hoạt động
Trong môi trường không có không khí, các lợi khuẩn Lactobacillus có khả năng phân nhỏ đường và Protein trong chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành Acid lactic sau một thời gian ủ men. Với tính chất tương tự như nhiều loại khuẩn Acid lactic khác, Lactobacillus tạo nên một môi trường mang tính axit giúp hạn chế sự phát triển của vi trùng và vi khuẩn có hại, đồng thời chia nhỏ các thành phần bổ dưỡng để chúng trở nên đậm đặc và giàu dưỡng chất hơn.
Ngoài ra, Lactobacillus còn thúc đẩy việc sản xuất của các thành phần có lợi khác như Amino acid, các Peptide hay Protein kháng sinh mới, có khả năng kháng khuẩn phổ rộng. Quá trình lên men sẽ cho ra một phiên bản mới của thành phần gốc nhưng bền vững, cô đặc và giàu dinh dưỡng hơn gấp nhiều lần ban đầu.
Sodium Polyacrylate là gì?
Sodium polyacrylate (Natri polуaᴄrуlate) là muối natri của polyacrylic acid - một loại polyme có trọng lượng phân tử cao. Polyme là một chất có cấu trúc phân tử được xây dựng từ một số lượng lớn các đơn vị có cấu trúc tương tự nhau được gọi là monome liên kết với nhau. Các monome của sodium polyacrylate là acrylic acid.

Sodium polyacrylate tồn tại dưới dạng bột trắng, mịn khi ở dạng khô nhưng khi được thêm vào nước, sodium polyacrylate biến thành một chất giống như gel với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng phân tử của nó. Chính vì vậy, sodium polyacrylate được xem là một loại polyme siêu hấp thụ.
Đầu những năm 1960, các polyme siêu thấm đầu tiên đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Polyme siêu thấm này có rất nhiều ứng dụng, như sử dụng trong mỹ phẩm, sử dụng trong làm nến, băng vết thương, tã lót, túi chườm nóng lạnh, đất hữu cơ cùng nhiều thứ khác.
Cơ chế hoạt động
Là một polyme hấp thụ, sodium polyacrylate được dùng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo màng, chất cố định tóc, chất dưỡng da và chất tạo độ nhớt. Trong tã trẻ em, bạn sẽ thấy sodium polyacrylate là chất gel giống như tinh thể để giúp thấm hút nước.

Trong chất tẩy rửa, sodium polyacrylate hoạt động như một tác nhân tạo phức, mà vô hiệu hóa được các kim loại nặng trong nước và bụi bẩn để các chất tẩy rửa có thể hiệu quả hơn trong sạch. Nó cũng được sử dụng như một chất làm đặc vì nó có thể hấp thụ và giữ các phân tử nước.
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Na rừng
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance). Ngũ vị – Schisandraceae.
Theo Y học cổ truyền, Na rừng có 2 loại là Na rừng đỏ và Na rừng trắng. Có một vài sự khác biệt nhỏ giữa 2 loại trên.
Na rừng đỏ: Loại quả chín sẽ có màu đỏ, mùi thơm rất đặc trưng, loại quả này có giá trị dược liệu hơn Na rừng trắng.
Na rừng trắng: Khi chín màu vàng nhạt, khe múi hơi đỏ, có giá trị dược liệu ít hơn.
Đặc điểm tự nhiên
Na rừng là cây dây leo, thân cứng, hóa gỗ, màu nâu đen, cành nhẵn. Lá mọc so le, phiến dày, hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 10 – 12cm, rộng 4 – 5cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, có nhiều chấm trắng nhỏ.

Hoa khác gốc, mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc dễ rụng; bao hoa gồm những phiến mập hình trứng, xếp thành 2 – 3 vòng, càng vào trong, phiến càng lớn hơn, màu trắng thơm, điểm vàng nâu ở đầu phiến; hoa đực có nhiều nhị mọc trên một cán ngắn, hoa cái có các lá noãn xếp rất sít nhau. Hoa thường có màu đỏ tím hay vàng.
Quả to, hình cầu, rất giống hình dáng tương tự như quả na nhưng kích thước to gấp đôi hoặc gấp ba lần quả na ta, khi chín màu vàng hoặc đỏ hồng, nhiều múi, múi rất to, dễ tách thành từng múi nhỏ, có mùi thơm nhẹ, ăn được.
Mùa hoa: Tháng 5 – 6, mùa quả: Tháng 8 - 9.
Phân bố, thu hái, chế biến
Loài na rừng phân bố ở vùng nhiệt đới hay nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam, có 4 loài mọc rải rác ở vùng núi từ 600m đến 1500m, ở các tỉnh Lào Cai, Hà Tây, Cao Bằng, Lạng Sơn… ở phía nam thấy ở Lâm Đồng. Trên thế giới cây phân bố ở một số khu vực núi cao trong vùng có khí hậu nhiệt đới hay á nhiệt đới của Ấn Độ, Lào và Nam Trung Quốc.
Na rừng thuộc loài cây cây leo quăn, thường xanh, ưa khí hậu ẩm mát đặc biệt ở vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng hay rừng đá vôi. Cây ra hoa quả hàng năm nhưng số lượng hoa quả trên cây không nhiều. Ở vùng rừng quốc gia tam đảo có một khóm na rừng, mọc gần đường đi nên hay bị chặt phá, số cành non nhiều (ước tính dưới 1 năm tuổi) nên không thấy có hoa quả.
Na rừng có thể xếp vào nhóm cây thuốc tương đối hiếm gặp ở Việt Nam, cần chú ý bảo vệ.

Rễ Na rừng có thể thu hái và bào chế thuốc quanh năm.
Sau khi thu hái gốc cây Na rừng, mang về rửa sạch đất cát. Thái thành từng lát mỏng như Kê huyết đằng mang đi phơi nắng đến khi thật khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ rễ vỏ thân thu hái quanh năm, phơi khô.
Rễ và quả là bộ phận dùng làm thuốc của Na rừng.

Isopropyl Palmitate là gì?
Isopropyl Palmitate là một hợp chất được chiết xuất từ dầu cọ hay mỡ động vật. Isopropyl Palmitate không màu, không mùi và có khả năng làm mềm lan truyền nhanh.

Thành phần này có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lăn khử mùi, nước hoa,… với vai trò là một chất làm đặc cho sản phẩm. Isopropyl Palmitate cũng có thể hoạt động như chất làm mịn giống silicon nên khi sử dụng da sẽ mềm mại và cảm giác lỗ chân lông được che phủ hơn.
Điều chế sản xuất Isopropyl Palmitate
Mặc dù có thể chiết xuất từ dầu cọ tự nhiên nhưng Isopropyl Palmitate trong mỹ phẩm hiện nay đều được điều chế từ phản ứng este hóa giữa metyl và rượu isopropyl. Đây là một hợp chất có thể tan trong dầu nhưng không tan trong nước.
Nitrous acid là gì?
Nitrous acid (công thức phân tử HNO2), một hợp chất không bền, có tính axit yếu, chỉ được điều chế ở dạng dung dịch loãng, nguội. Nó rất hữu ích trong hóa học trong việc chuyển đổi các amin thành các hợp chất diazonium, được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm azo. Nó thường được điều chế bằng cách axit hóa dung dịch của một trong các muối của nó, các muối nitrit, bền hơn.
Nitrous acid có công thức phân tử HNO2
Nitrous acid phân hủy thành oxit nitric, NO và axit nitric, HNO3. Nó có thể phản ứng như một chất oxy hóa hoặc chất khử; nghĩa là, nguyên tử nitơ của nó có thể được hoặc mất electron trong phản ứng với các chất khác. Axit nitơ, ví dụ, oxy hóa ion iotua thành iot nguyên tố nhưng khử brom thành ion bromua.
Nitrous acid là một axit yếu và đơn chức chỉ được biết trong dung dịch, ở pha khí và ở dạng nitrit (NO−2) muối. Axit nitơ được sử dụng để tạo ra muối diazonium từ các amin. Các muối diazonium tạo thành là thuốc thử trong phản ứng ghép nối azo để tạo ra thuốc nhuộm azo.
Tính chất hóa học của axit nitơ - HNO2
Nó có tính axit mạnh, cực kỳ dễ bay hơi và bốc khói dày đặc; sôi ở nhiệt độ thấp 82oC và khối lượng riêng là 1,45.
Ở trạng thái hơi, axit nitơ không thay đổi do tác dụng của nhiệt, nhưng khi trộn với nước sẽ xảy ra hiện tượng sủi bọt cùng với sự phát triển của khí nitơ.
Axit nitơ ở trạng thái bốc khói là hoàn toàn không mong muốn nhưng hỗ trợ quá trình đốt cháy phốt pho hoặc than củi, khi chúng được đưa vào nó ở trạng thái cháy.
Sự phân hủy
Nitrous acid dạng khí, hiếm khi gặp, phân hủy thành nitơ đioxit, oxit nitric và nước:
2 HNO2 → NO2 + NO + H2O
Trong các dung dịch ấm hoặc đậm đặc, phản ứng tổng thể tạo ra axit nitric, nước và oxit nitric:
3 HNO2 → HNO3 + 2 NO + H2O
Nitrous acid sau đó có thể bị oxy hóa lại trong không khí thành axit nitric, tạo ra phản ứng tổng thể:
2 HNO2 + O2 → 2 HNO3
Quá trình oxy hóa khử
Với ion I− và Fe2 +, NO được tạo thành:
2 HNO2 + 2 KI + 2 H2SO4 → I2 + 2 NO + 2 H2O + 2 K2SO4
2 HNO2 + 2 FeSO4 + 2 H2SO4 → Fe2 (SO4) 3 + 2 NO + 2 H2O + K2SO4
Với ion Sn2 +, N2O được tạo thành:
2 HNO2 + 6 HCl + 2 SnCl2 → 2 SnCl4 + N2O + 3 H2O + 2 KCl
Với khí SO2, NH2OH được tạo thành:
2 HNO2 + 6 H2O + 4 SO2 → 3 H2SO4 + K2SO4 + 2 NH2OH
Với Zn trong dung dịch kiềm, NH3 được tạo thành:
5 H2O + KNO2 + 3 Zn → NH3 + KOH + 3 Zn (OH) 2
Quá trình oxy hóa bằng Nitrous acid có sự kiểm soát động học so với sự kiểm soát nhiệt động lực học, điều này được minh họa rõ nhất rằng axit nitơ loãng có thể oxy hóa I− thành I2, nhưng axit nitric loãng thì không thể.
Điều chế sản xuất Nitrous acid
Nitrous acid thường được tạo ra bằng cách axit hóa dung dịch nước của natri nitrit với một axit khoáng. Quá trình axit hóa thường được tiến hành ở nhiệt độ nước đá, và HNO2 được tiêu thụ tại chỗ. Axit nitơ tự do không ổn định và bị phân hủy nhanh chóng.
Nitrous acid (HNO2): Một axit yếu chỉ tồn tại trong dung dịch. Nó có thể tạo thành nitrit hòa tan trong nước và các este ổn định.
Nitrous acid cũng có thể được sản xuất bằng cách hòa tan dinitơ trioxit trong nước theo phương trình: N2O3 + H2O → 2 HNO2
Cơ chế hoạt động Nitrous acid
Nitrous acid là chất có tính chất oxy hóa khử, là chất phân hủy tạo ra được các sản phẩm ứng dụng được trong đời sống.
Potassium Sorbate là gì?
Là muối của sorbic acid, Potassium sorbate (hay Kali sorbate) được hình thành từ phản ứng hóa học giữa sorbic acid và potassium hydroxide.
Potassium sorbate được đánh giá an toàn nhất và hiện được dùng phổ biến nhất trong vai trò là chất bảo quản trong thực phẩm, giúp làm giảm nguy cơ gây bệnh truyền qua thực phẩm mà không ảnh hưởng đến màu sắc hay hương vị.

Bên cạnh đó, trong nhiều loại mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, Potassium sorbate cũng góp mặt là một chất bảo quản nhẹ, có tác dụng kéo dài thời hạn sử dụng bằng cách ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn. Các nhà sản xuất thường thay thế Potassium sorbate cho chất paraben.
Khả năng chống nấm, nấm mốc và nấm men của Potassium sorbate rất hiệu quả kém hiệu quả hơn khi chống lại vi khuẩn. Chính vì đặc tính này mà Potassium sorbate không được coi là chất bảo quản phổ rộng. Để đảm bảo các công thức, Potassium sorbate phải được sử dụng cùng với các chất bảo quản khác.
Điều chế sản xuất Potassium sorbate
Người ta trung hòa axit Sorbic với Kali Hydroxit để sản xuất Potassium sorbate ở quy mô công nghiệp. Chất được tổng hợp này hoàn toàn giống với chất có trong tự nhiên về mặt hoạt tính hóa học và kích thước phân tử.

Tồn tại dưới dạng bột tinh thể màu trắng (hạt trắng hoặc dạng viên), Potassium sorbate có thể dễ dàng hòa tan trong nước để chuyển thành axit sorbic dạng hoạt động và có độ pH thấp.
Cơ chế hoạt động của Potassium sorbate
Potassium sorbate hoạt động dựa trên cơ chế ức chế sự phát triển của nấm mốc trong nhiều loại sản phẩm.
Với thành phần cấu tạo có khả năng kháng nấm mốc và các loại nấm men, Potassium sorbate được tham gia vào quá trình bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại nấm, vi khuẩn.
Ngoài ra, Potassium sorbate được kết hợp cùng nhiều thành phần bảo quản khác để hạn chế việc hư hỏng trong quá trình sử dụng do tiếp xúc với oxy. Trong quá trình này, Potassium sorbate đóng vai trò là một chất chống oxy hóa vô cùng hiệu quả.
Sản phẩm liên quan










